Chuyên mục được quan tâm nhất

Cô dâu Hà Nội - Hanoi Bride (2005)







Đạo diễn: Park Gyeong Ryeol
Diễn viên: Kim Ok bin, Lee Dong Wook, Lee Won Jong, Thu Quế
Nhà sản xuất: SBS
Thể loại: Tình Cảm
Tổng số: 2 tập
Quốc gia: Hàn Quốc
Năm sản xuất: 2005
Tóm tắt
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm kết thúc chiến tranh ở Việt Nam, đài truyền hình Hàn Quốc SBS đã thực hiện bộ phim truyền hình Cô dâu Hà Nội nói về chuyện tình của cô gái Lý Thị Vũ mang hai dòng máu Việt-Hàn cùng chàng trai Hàn Quốc Eun Woo...









Vì chị gái của Vũ trong quá khứ đã từng bị phụ tình bởi một chàng trai Hàn Quốc nên ra sức ngăn cản mối tình của hai người, khiến Eun Woo phải trở về Hàn Quốc với trái tim tan vỡKhông lâu sau đó, anh trai của Eun Woo là Sok Woo sang Việt Nam để tìm kiếm một nửa cho mình và quay trở lại nước với Vũ...







Cổng Địa Ngục (18+)
(Cho phép mình ko post ảnh)







Phim đặc tả những cảnh làm tình “nửa vời” của ông bầu với người đẹp là để phản ánh trong thực tế, giữa đời thường hiện nay có một số ca sĩ muốn được thành sao thì trước tiên phải... “ăn nằm” với bầu sô của họ. Rồi cảnh ông bầu lại tuyển ca sĩ ngoài công viên để thử giọng hát đúng là “amateur chính hiệu”. Sang chuyện ca sĩ luôn đến trễ giờ cũng nhấn mạnh đến tác phong làm việc thiếu nghiêm túc, xuất phát từ thái độ “chảnh chọe”, độc quyền của các ca sĩ hiện nay…

Sau mấy lần không được người đẹp thỏa mãn nhu cầu sinh lý cho mình, thì nhân vật ông bầu “bệnh hoạn” này đành tự sướng một mình, có thể là một cách phản ánh thực tế hiện nay có không ít người đã chọn giải pháp “tự chủ, tự phê…với cái tôi” của chính họ !

Ngay nhan đề Cổng địa ngục, khán giả sẽ thấy riêng chữ i đứng giữa in nghiêng như muốn trêu ngươi và ngụ ý rằng những thứ liên quan đến địa ngục trần gian đều là rác rưởi…

Thật vậy, trong bộ phim lên án gay gắt cảnh một mụ nhà giàu nuôi chó, hằng ngày bế chó sang nhà hàng xóm ỉa bậy, rồi lại quét ***** chó sang hai nhà bên cạnh để mặt tiền nhà mụ được sạch sẽ. Sau đó, mụ khoái chí ôm chó cưng vào lòng đi vào nhà… Đó là lối sống ích kỷ, vô văn hóa của mụ khiến cho mụ phải chết một cách… đáng đời dưới “bàn tay sinh sát” của đạo diễn đầy cá tính. Chưa hết, lại có những tên thanh niên rất vô tư khi “đứng… đái đường”, ngồi trên xe buýt phả khói thuốc phì phèo vào mặt người khác …

Nhìn chung, Cổng địa ngục là một bộ phim có chủ đề, tư tưởng rõ ràng, ảnh hưởng tinh thần “võ sĩ đạo” nhưng đơn độc giữa đời thường. Tác giả Đoàn Trạch Lãm muốn thể hiện một phần tư tưởng cực đoan của mình trong việc thể hiện “ước mơ… diệt ác”, răn đe những kẻ sống thiếu văn hóa, nhưng có phần cực đoan…

Chẳng hạn, từ cảnh tên sát thủ kề dao vào cổ một mụ dắt chó đi ỉa bậy sang nhà hàng xóm ; hắn trói và hăm giết Lộc (một tay sai của ông Khanh) quen sống kiểu nhu nhược, ăn lường đủ chuyện ; đến chuyện hắn xử gọn những tên ăn chơi trác táng khác mà không hề run tay… Hắn đang biến giấc mơ làm một hiệp sĩ đạo (một samurai) trở thành hiện thực. Nhưng liệu “giấc mơ làm người hùng” của hai nhân vật trên có hợp thời hay không ? Đặc biệt, kế hoạch “trừ gian diệt bạo” của đạo diễn Trạch Lãm khi xây dựng trong phim Cổng địa ngục có phải là “chân lý đích thực” khi dùng những con người cực đoan để giải quyết những vấn đề đầy kịch tính, mâu thuẫn trong cuộc sống xã hội hay không ?

Thực ra, cuộc đời như một cái vòng lẩn quẩn trong Cổng địa ngục mà kẻ giết người hay nạn nhân của hắn cũng vừa đáng trách vừa đáng thương. Phải chăng, địa ngục là do chính con người tạo ra, nên họ phải tự hứng chịu (?). Nếu không thoát nổi cái nhìn cực đoan của bản thân, lại không đủ sức để cảm hóa - giác ngộ kẻ xấu trở nên hướng thiện, thì cuối cùng họ cũng sẽ rơi vào bế tắc… Vậy để hóa giải một hay nhiều vấn đề phức tạp trong cộng đồng, có nên thực hiện theo kiểu “chủ nghĩa anh hùng cá nhân” không ? Âu cũng còn nhiều điều tranh cãi, song cũng cần phải có sự đồng thuận của xã hội hoặc đám đông…



0 comments:

Post a Comment