Chuyên mục được quan tâm nhất

Cách đưa website vào kết quả tìm kiếm của Google, Bing, Yahoo

I. Đưa (submit) website vào search engines:
Submit website vào Google:

  1. Vào trang

  2. Điền địa chỉ website vào phần 'URL'.
    Ví dụ:

  3. Điền thông tin mô tả ngắn gọn về website hoặc dịch vụ hoặc công ty vào phần 'Nhận xét'.

  4. Phần 'Tùy chọn', nhập mã hiển thị trong hình vào khung bên dưới.

  5. Bấm 'Thêm URL' để đưa thông tin vào Google.


Cách anh chị lưu ý là Google không bảo đảm là website của anh chị sẽ được đưa vào kết quả tìm kiếm của Google. Vì sao? Rất tiếc là Google không trả lời chúng ta về vấn đề này. Nhưng thường thì hiếm khi bị Google từ chối.

Anh chị chỉ cần submit 1 URL chính của website thôi. Không phải website của anh chị có bao nhiêu là mình submit hết, Google sẽ tự động dò tìm các trang còn lại trên website của anh chị và đưa vào kết quả tìm kiếm.


Submit website vào Yahoo, Bing (của Microsoft): Các kết quả của tìm kiếm của Yahoo đang được chuyển giao qua cho Bing của Microsoft để đánh bại Google. Cho nên không cần phải submit vô Yahoo, chỉ cần submit vô Bing là đủ. Bing và Yahoo sẽ chia sẽ kết quả tìm kiếm với nhau.

  1. Vào trang

  2. Phần 'Characters', nhập mã hiển thị trong hình vào khung này.

  3. Điền địa chỉ website vào phần 'Type the URL of your homepage'.
    Ví dụ:

  4. Bấm 'Submit URL' để đưa thông tin vào Google.


Cách anh chị lưu ý là cũng như Google, Bing không bảo đảm là website của anh chị sẽ được đưa vào kết quả tìm kiếm nhé.

Anh chị chỉ cần submit 1 URL chính của website thôi. Không phải website của anh chị có bao nhiêu là mình submit hết, Bing sẽ tự động dò tìm các trang còn lại trên website của anh chị và đưa vào kết quả tìm kiếm.


II. Kiểm tra sự tồn tại của website trên kết quả tìm kiếm của search engines:
Để kiểm tra website của mình đã được Google, Yahoo và Bing hay chưa và số lượng là bao nhiêu thì anh chị sử dụng cú pháp sau đây khi tìm kiếm:

Code:

site:domain.com


Ví dụ:

  1. Vào:

    Code:

    http://www.google.com.vn/


    hoặc

    Code:

    http://www.bing.com/


    hoặc

    Code:

    http://search.yahoo.com/


  2. Nhập site:ghic.co.cc
     vào ô tìm kiếm -> nhấn phím Enter trên bàn phím.

  3. Kết quả tìm kiếm trả về chỉ liên quan đến webiste của anh chị.
    Google: Khoảng 2.830 kết quả (0,09 giây)
    Bing: 1-10 of 15 results
    Yahoo: Showing 1 to 1 of 1


Kết quả tìm kiếm trên Google lúc nào cũng cao hơn của Bing và Yahoo. Tốc độ index (tốc độ đưa trang web vào kết quả tìm kiếm) của Google lúc nào cũng nhanh hơn. Các anh chị đừng ngạc nhiên về điều đó. Đó là một trong những lý do vì sao Google luôn là số 1 còn Bing và Yahoo phải liên hết lại với nhau.

Nếu anh chị không thấy kết quả tìm kiếm nào sau khi submit được 7 ngày, anh chị nên thử submit lại hoặc kiểm tra xem search engines có thể vào được website của mình hay không. Nếu đã có, mà chỉ có 1 vài kết quả thì anh chị nên kiên nhẫn, từ con số đó sẽ tăng lên. Con số 7 ngày là do em ước lượng, cho nên nếu không chính xác thì anh chị vui lòng góp ý.


III. Những nguyên nhân làm cho search engines không thể index website:
Theo kinh nghiệm của em thì có những lý do sau:

  1. Nguyên nhân: IP crawler của search engines bị ban (bị cấm truy cập). Thường thì lý do này là do sơ xuất hoặc chưa có kinh nghiệm, người quản trị server hoặc webmaster vô tình ban IP mà không để ý đó là IP của các search engines đang sử dụng để vào website. Hoặc các công cụ chống DDOS tự động ban, thường hay xảy ra trên shared webhosting đang host nhiều websites cùng lúc.

    Giải pháp: Nếu là do quản trị server ban, thì nên kiểm tra cấu hình server trước, nếu là do webmaster ban thì kiểm tra hosting control panel, cấu hình website hoặc .htaccess hoặc cấu hình từng thư mục. Nếu IP crawler bị ban thì lập tức phải un-ban.

  2. Nguyên nhân: Crawler bị ngăn không cho truy cập vào website bằng file robots.txt. File này thường rất dễ tìm ra, nó nằm ngay thư mục gốc của website, và 1 tên duy nhất:

    Code:

    http://domain.com/robots.txt


    Ví dụ:

    Code:

    http://ghic.co.cc/robots.txt


    Để biết có bị chặn hay không, anh chị kiểm tra xem có 'Disallow' hoặc 'Allow' hay không. Ví dụ:

    Code:

    User-agent: *
    Disallow: /administrator
    Disallow: /hinhsinhnhat/
    Disallow: /lienhe.html
    Allow: /san-pham-moi/
    Disallow: /


    User-agent: * cho phép tất cả crawlers/bots vào website.
    Disallow: /administrator không cho crawlers/bots vào các links bắt đầu bằng /administrator, ví dụ:

    Code:

    http://domain.com/administrator
    http://domain.com/administrator/
    http://domain.com/administrators
    http://domain.com/administrator.html


    Disallow: /hinhsinhnhat/ không cho crawlers/bots vào thư mục /hinhsinhnhat/ và các links nằm trong thư mục này, ví dụ:


    Code:

    http://domain.com/hinhsinhnhat/ http://domain.com/hinhsinhnhat/me_va_con.jpg http://domain.com/hinhsinhnhat/ongxa_va_con.jpg


    Disallow: /lienhe.html không cho crawlers/bots vào trang /lienhe.html ==> khách hàng tiềm năng không thể tìm đến công ty!!!!!!!!

    Allow: /san-pham-moi/ cho phép crawlers/bots vào trang /san-pham-moi/ ==> mừng quá!!!!! sản phẩm mới có thể sẽ có mặt trong kết quả tìm kiếm.

    Disallow: / KHÔNG cho crawlers/bots vào bất cứ trang nào trên website! RẤT SƠ XUẤT, xem như website làm xong để làm kiểng cho anh chị xem.

    Giải pháp: anh chị cần nhờ đến kỷ thuật hoặc người đã thiết kế website sửa lại hoặc tự mình sửa lại. Thông tin về robots.txt: http://www.robotstxt.org/robotstxt.html.

  3. Nguyên nhân: Crawler có thể đọc được website nhưng không được đưa nội dung trang web vào kết quả tìm kiếm. Nguyên nhân là thẻ <meta name="robots" content="..." /> trong mã nguồn của trang web.

    Để xem mã nguồn của trang web:

    • Bấm Ctrl + U nếu sử dụng Firefox, Google Chrome, Opera, ...

    • Bấm Ctrl + Alt + U nếu sử dụng Safari,.....

    • Vào menu -> View -> Source nếu sử dụng Internet Explorer,.....


    Nếu không tìm thấy <meta name="robots" content="...." /> thì có nghĩa là crawlers hiểu là <meta name="robots" content="index,follow" /> ===> đưa trang web vào kết quả tìm kiếm và tiếp tục đưa các links có trên trang này vào kết quả tìm kiếm. Anh chị tham khảo thêm về thẻ <meta name="robots" /> tại đây http://www.robotstxt.org/meta.html.

    Giải pháp: anh chị cần nhờ đến kỷ thuật hoặc người đã thiết kế website sửa lại hoặc tự mình sửa lại.


IV. Những câu hỏi thường gặp:

  1. Một số từ chuyên ngành:
    Search engine: website cung cấp dịch vụ tìm kiếm, hay còn gọi là web tìm kiếm, cỗ máy tìm kiếm. Ví dụ: Google, Yahoo Search, Bing.
    Submit: trong trường hợp này là đưa website vào kết quả tìm kiếm của search engines.
    URL (hay Link, website address, web address): đường đầu đủ dẫn tới 1 trang web, ví dụ:
    http://ghic.co.cchoặc 

    http://ghic.co.cc/downloads.php,......

    Crawler (hay bot): Cỗ máy hay hệ thống hay chương trình mà search engines dùng để đọc các trang web rồi tuân theo các quy tắc hoặc lựa chọn, được quyết định bởi cấu hình website hoặc search engine để đưa vào kết quả tìm kiếm. Bot hay crawler có khi bao hàm các chương trình dò tìm với mục đích xấu. Nhưng trong trường hợp này là đề cập với mục đích xấu.
    Index: trong trường hợp này là kết quả tìm kiếm = search results.
    HTML: HyperText Markup Language = ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, dùng để hiển thị nội dung, hình ảnh, âm thanh trong trang web.

  2. Đưa website vào kết quả tìm kiếm của search engines có tốn phí không?
    Không, hoàn toàn miễn phí, ví dụ: Google, Bing, Yahoo,... Tuy nhiên cách search engines dành riêng cho business thì có thể tốn phí, như danh bạ doanh nghiệp, danh bạ B2B, nhưng nó không thuộc chủ đề này.

  3. Nếu sử dụng cách đưa website vào kết quả tìm kiếm ở trên thì website có được lên top không?
    Có, nhưng tùy vào từ khóa (keyword) mà người dùng internet tìm kiếm và tùy vào cách SEO (Search Engine Optimization - tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm) của website đối với nội dung, đường link (URL) thẻ <title>, thẻ <meta name="keywords" /> và <meta name="description" /> cho từng trang web.


    Thường thì website được xuất hiện trong trang 1, 2, 3 của kết quả tìm kiếm là hạnh phúc lắm rồi. Còn lên vị trí 1, 2, 3 của trang 1 là quá hạnh phúc luôn. Sử dụng dịch vụ miễn phí mà được vậy thì không còn gì bằng.

    Để website luôn được lên top mà không tốn phí thì còn cần phải đầu tư vào SEO và SEO thì rất nhiều mục để kiểm tra, phân tích, đánh giá, thử nghiệm và thay đổi,....... Anh chị cần tìm đến cách dịch vụ uy tín để được tư vấn tốt nhất, và tất nhiên là tốn phí. Làm SEO không tốt, không những mất tiền mà website còn bị đẩy lùi về các trang sau của kết quả tìm kiếm hoặc tệ hơn là không ai tìm thấy được.

  4. Có thể lên top với tất cả từ khóa không?
    Không, lên top với các từ khóa liên quan đến nội dung của website hoặc ngành mà công ty đang hoạt động thì có thể.

  5. Nếu muốn lúc nào cũng được lên top trong kết quả tìm kiếm thì phải làm sao?
    Muốn ngồi ghế VIP thì đơn giản là phải trả tiền cao nhất, đó là quy luật. Phần này thuộc về quảng cáo trên các search engines, gọi là SEM hay Search Engine Marketing. Chi phí thì tùy thuộc vào từ khóa mà anh chị muốn mua, có nhiều người mua cùng từ khóa và bạn muốn lên top thì trả tiền nhiều hơn. Thường là trả theo PPC (Pay Per Click), trả theo số lần người dùng internet click vào quảng cáo của công ty để dẫn người dùng internet vào website. Tuy nhiên, theo em thì chỉ nên sử dụng hình thức này khi nào cần quảng cáo rầm rộ sản phẩm mới, dịch vụ mới,..... vì anh chị không tra tiền để lên top nữa, nó sẽ rớt xuống chỗ cũ hoặc thậm chí thấp hơn. Vì mình bỏ qua các khoản đầu tư về SEO trong khi mình làm SEM, khi đó các đối thủ khác tập trung vô SEO, mình qua lại thì họ đã chạy xa hơn mình và lên top.

  6. Ưu và khuyết điểm của SEO và SEM?
    SEO là đầu tư lâu dài, mất thời gian hơn, tốn kém chi phí học tập hoặc tư vấn nhưng có lợi lâu dài hơn. SEM thì nhanh chóng, nhưng tốn phí cao vì nó chung quy cũng là hình thức quảng cáo, mà quảng cáo thì không khi nào rẻ hết.

  7. Bên thiết kế website cho tôi bảo đảm website sẽ lên top cho một vài từ khóa, họ sử dụng cách nào?
    Chỉ có các cách, sử dụng SEO hoặc SEM hoặc từ khóa đó chỉ có mình website của anh chị hoặc hên xui . Với SEO thì họ phải tốn thời gian thiết kế và lập trình website, và tối ưu nhiều điểm. Với SEM thì tốn một chi phí để đưa lên top trong thời gian vài tháng. Làm SEM thì có thời hạn, website sẽ rớt xuống sau khi hết tiền mà bên thiết kế có thể khuyến mãi cho anh chị. Anh chị có thể dễ dàng biết được bằng cách tìm website của mình trên search engines. Ví dụ: tìm seo servies trên google  sử dụng SEM vì đang ở vị trí số 1, có màu nền của kết quả tìm kiếm là màu hồng nhạt. Còn lại những kết quả khác thì màu nền là màu trắng, là do SEO hoặc từ khóa đó chỉ có mình website của anh chị hoặc hên xui .

  8. Tôi đã submit vào search engines một thời gian vài tháng, website có nhiều trang nhưng kết quả tìm kiếm theo cú pháp site:domain.com rất ít. Tại sao vậy?
    Có thể là do phần thiết kế website sử dụng menu hoặc nhúng nội dung vào các thiết kế bằng Flash, Javascript hoặc Java Applet hoặc các công nghệ ActiveX, Silverlight,...., làm cho search engines không hiểu được các liên kết tới các trang web khác trên website. Các search engines đa phần là chỉ hiểu HTML. Vấn đề này bộ phận thiết kế website có thể giải quyết được bằng cách sử dụng HTML kết hợp CSS, Javascript để làm hiệu ứng tương tự như Flash.

  9. Website của tôi có một logo/banner bằng Flash hoặc Java Applet, vậy có sao không?
    Tùy trường hợp, nếu là chỉ logo hoặc banner thì không sao vì search engines vẫn còn có thể tìm ra cách trang khác từ menu hoặc liên kết trong trang chủ.

  10. Sử dụng Flash hoặc các công nghệ khác sẽ làm giảm điểm đối với search engines như Google?
    Không, theo quan điểm và cách nhìn kỷ thuật của em là không phải vậy. Vấn đề này em được nghe hơi nhiều, nhưng thường do những người không phải trong ngành hoặc có hiểu biết chút ít. Như đã trình bày ở trên, cách search engines đa số là chỉ hiểu HTML, cho nên sử dụng Flash hoặc các công nghệ khác thì search engines không thể đọc được nên không đưa vào kết quả tìm kiếm được. Đơn giản vậy thôi!

  11. Tôi muốn hỏi thêm về phần này, tôi làm như thế nào?
    Anh chị vui lòng post reply vào bài này, Em và mọi người có kinh nghiệm sẽ giúp anh chị. Đồng thời cũng cập nhật bài viết này để giúp ích cho người mới.


Tác giả: LÊ QUỐC DŨNG

0 comments:

Post a Comment