Chuyên mục được quan tâm nhất

Lựa chọn blog platform

Sau khi đã lựa chọn cho mình một domain ưng ý, bước tiếp theo bạn cần làm đó là lựa chọn một blog platform phù hợp.

Có hai loại Blog platform đó là: Hosted blog platform và Stand alone blog platform.

Hosted blog platform

Đây là loại mà các bạn thường sử dụng khi mới bắt đầu viết blog, đơn giản vì chúng dễ sử dụng và rất rẻ (đa số đều là miến phí hết). Có thể kể ra một số Hosted blog platform phổ biến nhất như sau: Yahoo 360 blog, Blogger.com, Myspace.com, Live Journal.com, WordPress.com, TypePad.com, v.v..

Những hệ thống này được gọi là “Hosted” blog platform vì họ lưu trữ blog của bạn dưới tên miền của chính họ. Chỉ sau vài thao tác setup đơn giản, họ sẽ cho bạn một địa chỉ URL trong đó có sự kết hợp của địa chỉ URL của chính họ và tên blog của bạn.

Ưu điểm và nhược điểm của Hosted blog platform:

Ưu điểm:

- Rất rẻ hoặc miễn phí: hầu hết các lựa chọn Hosted này đều là miến phí, chỉ có TypePad mà tôi đề cập ở trên là tính phí)

- Set up tương đối dễ: hầu hết các loại blog trên rất dễ set up. Việc setup chỉ đơn giản là điền vào các ô theo yêu cầu, chọn lựa các tính năng và lựa chọn theme cho blog của bạn mà thôi. Chỉ cần vài phút là bạn đã có thể thiết lập xong. Điều này quả là lý tưởng nếu như bạn không biết hoặc biết rất ít về Công nghệ blog.

- Dễ sử dụng: sau khi bạn đã qua được bước set up cho hosted blog thì công việc còn lại của bạn là khá đơn giản, bạn chỉ cần học vài điều cơ bản. Ngày nay thì hầu hết các blog platform có các chức năng rất thân thiện với người dùng, do vậy viết blog chỉ đơn giản là điền thông tin bạn muốn viết và nhấn nút “Publish”, thế là xong.

- Từ động cập nhật: nếu như có những bản updates thì loại hosted blog platform này sẽ tự làm cho bạn thay vì bạn phải upload bản update đó lên server.

- Được liệt kê trên các Search Engine rất nhanh chóng: một trong những lợi thế của các hosted blog platform là chúng được đặt trên các domain có vị trí page rank khá tốt, do vậy ngay khi mới ra đời thì các blog loại này đã được index trên các Search Engine. Về lâu dài thì có thể chúng sẽ không được xếp hạng cao hơn các blog dùng Stand alone blog platform – nhưng mà chúng rất nhanh chóng có mặt trong các Search Engines.

Nhược điểm:

- Có ít khả năng cấu hình hơn: blog đầu tiên của tôi là blogger.com. Lý do tôi bỏ blogger bởi vì nó bị giới hạn rất nhiều tính năng và khả năng thiết kế một blog chuyên nghiệp. Tất nhiên Blogger.com hiện nay đã cải tiến rất nhiều, nhưng một trong những thất vọng lớn nhất cho chủ các hosted blog là bị giới hạn các lựa chọn để cá nhân hóa blog của mình. Đây là giới hạn chung cho các blog sử dụng hosted blog.

- Bị giới hạn trong các thiết kế mặc định: Tôi thấy rất nhiều blog có giao diện hay theme hoàn toàn giống nhau vì chỉ có một số theme đó, người này rồi người kia sử dụng đi sử dụng lại, đâm ra toàn thấy đụng hàng của nhau. Nếu bạn là người mới bắt đầu sử dụng blog thì rất khó để bạn thay đổi được giao diện và thiết kế cho blog của mình. Ví dụ với Blogger.com, để làm cho blog của bạn độc đáo và không đụng hàng với ai thì bạn phải biết về CSS và HTML để chỉnh sửa template của bạn. Còn đối với một số khác thì bạn chẳng thể làm gì hơn ngoài việc thay đổi loại font chữ và màu nền.

- Có ít khả năng kiểm soát hơn: một điểm tôi thấy rất nản lòng với các hosted blog là có rất ít quyền kiểm soát cá nhân của mình trong khi mình sở hữu nội dung trên blog, thì domain về mặt kĩ thuật không phải là của mình (vì mình hosted nhờ người ta mà, làm sao người ta cho mình hết quyền được).

- URL dùng chung: nếu như có một domain riêng của bạn thì sẽ tạo cảm giác rất chuyên nghiệp và rất dễ nhớ. Nhưng thật không may, với các hosted platform này thì bạn phải gắn theo sau một cái đuôi dài dằng dặc của người ta, điều đó làm mất đi tính chuyên nghiệp và rất khó nhớ.

- Nâng cấp lên Stand alone sẽ gặp rất nhiều khó khăn: do những người dùng hosted platform bị những hạn chế trên, nên họ muốn chuyển sang dùng stand alone blog platform, nhưng thật không may, rất khó khăn để nâng cấp lên stand alone blog platform.

Ai sẽ phù hợp với Hosted blog platform?

Sẽ là những người không coi trọng đến một tên miền riêng, độc hoặc có ý nghĩa đối với cá nhân mình, không quá quan tâm đến việc có được cung cấp các tính năng mới nhất hoặc tốt nhất cho mình hay không.

Stand alone blogplatform

Đây là môt blog platform khác được lưu trữ trên server và dưới tên miền của chính bạn. Đây là loại mà hiện nay tôi sử dụng cho hầu hết các blog của tôi. Bạn cũng thấy rằng blog của tôi được hosted tại ghit.co.cc và được cung cấp bởi WordPress.org. Tôi cũng dùng cảMovableType cho một số blog khác của tôi. Một số stand alone blog platform khác mà nhiều người sử dụng là: PMachineGreymatterB2EvolutionTextPattern và Expression Engine.

Ưu điểm và nhược điểm của Stand alone blog platform

Ưu điểm:

- Có toàn quyền kiểm soát việc thiết kế: thiết kế đẹp và chuyên nghiệp, tiện ích, thân thiện… đến đâu là tùy thuộc vào khả năng thiết kế của bạn, loại stand alone blog platform này rất dễ thích nghi cho phép bạn toàn quyền kiểm soát việc thay đổi các thiết kế này. Do vậy bạn có trong tay một công cụ rất toàn năng.

- Rất dễ thích nghi: một trong những lý do tôi dử dụng stand alone blog platform của WordPress cho ghit.co.cc của tôi bởi vì có rất nhiều các nhà phát triển đã và đang làm việc để phát triển các tiện ích – plugin cho WordPress, giúp mở rộng các khả năng và tính năng của bản cài đặt WP cơ bản. Stand alone blog platform có rất nhiều các nhà phát triền plugin giúp cho platform này ngày càng có nhiều tính năng và nổi trội hơn hẳn.

- Là Platform miễn phí: nếu bạn quyết định dùng loại platform này thì chi phí duy nhất bạn phải trả là tên miền và hosting (có khi bạn còn được miễn phí domain khi thuê hosting, hoặc mua domain và dùng các hosting miễn phí). Vì đây là một phần mềm mã nguồn mở (open source) nên bạn hoàn toàn không mất một đồng nào.

- URL: sở hữu một tên miền của chính mình và cho riêng mình là một điều hết sức tuyệt vời. Lý do thứ nhất là nó ngắn và dễ nhớ, thứ 2 là nó nhìn sẽ chuyên nghiệp hơn, và lý do thứ 3 là nó có thể làm đại diện cho tên bạn, nhãn hiệu hay thương hiệu nào đó. Điều này quả là rất tốt trong kinh doanh cũng như giải trí.

Nhược điểm:

- Cài đặt phức tạp hơn: một lần nữa lại nhắc đến đó là việc này tùy thuộc vào khả năng kĩ thuật và những hiểu biết về web của bạn. Khi bạn chuyển sang dùng stand alone platform thì việc cài đặt blog sẽ phức tạp hơn một chút. Nó thường liên quan đến việc chọn hosting, setup database và download platform suống máy của bạn rồi lại upload lên web hosting server thông qua ftp. Hầu hết các platform đều có các hướng dẫn các bước thực hiện, nhưng đôi khi nó cũng làm nản chí nhiều người. Có một cách đơn giản là tìm một web host có thể cài blog platform cho bạn, việc này đã trở nên hết sức phổ biến. Một số platform còn giới thiệu cả các host có thể làm điều này giúp bạn.

- Chi phí: trong khi các blog platform hoàn toàn miễn phí thì bạn phải bỏ ra một ít chi phí để chi trả cho domain và hosting. Nếu như blog của bạn chỉ có số lượng người truy nhập vừa phải thì bạn chỉ cần chọn cho mình một free hosting, điều này giúp giảm chi phí đáng kể. Còn nếu như bạn có số lượng người truy nhập rất lớn thì phải nên quan tâm đến một hosting plan chuyên nghiệp hơn. Theo kinh nghiệm của mình, nếu như bạn chỉ có số lượng người truy cập vừa phải, không quá lớn thì nên mua một domain và chọn một free hosting, điều này giảm đáng kể chi phí của bạn vì chi phí chủ yếu để nuôi blog là chi phí hosting. Và như vậy bạn chỉ tốn chưa đầy $10/năm. Trong phần bài sau mình sẽ giới thiệu cho bạn vài free hosting chạy khá nhanh, khá nhiều tính năng, rất tốt có thể đảm bảo cho nhu cầu của bạn.

- Cập nhật: hầu hết các platform đều trải qua các lần cập nhật hoặc nâng cấp theo thời gian vì đòi hỏi ngày càng cao hơn. Cập nhật từ version này sang version khác có thể sẽ phức tạp nếu như bạn không biết làm thế nào.

- Các vấn đề về hosting: như tôi đã đề cập, nhược điểm của hosted platform là bạn bị hạn chế quyền điều khiển trên blog của bạn và hoàn toàn bất lực nếu như hosting của platform đó up hay down. Tất nhiên điều này hoàn toàn đúng đối với bất cứ hosting nào, vì theo thời gian thì các giải pháp hosting đều bộc lộ các vấn đề riêng của nó. Dù bạn sử dụng giải pháp hosted platform hay stand alone platform thì điều quan trọng mà bạn phải làm đó là backup dữ liệu và phải chú ý đến khả năng down của server. Hãy chọn một host có uy tín để đảm bảo thời gian uptime của nó là lớn nhất.

Ai nên sử dụng Stand alone blog platform?

Stand alone blog platform là lý tưởng nếu như bạn muốn tăng quyền kiểm soát, điều khiển, chi phối và tính linh hoạt cho blog của bạn. Chúng có thể được cấu hình để chạy và hiển thị rất chuyên nghiệp, rất mềm dẻo với các thiết lập. Có rất nhiều plugin làm cho các tính năng và các công cụ của blog rất phong phú.

Nói thêm một chút về những lựa chọn cho “Remote hosting”

Có một số blog platform cho phép bạn kết hợp cả hosted và stand alone blog thông qua remote hositng. TypePad và Blogger là hai ví dụ. Họ cho phép bạn chạy blog của bạn trên domain và hosting của chính bạn nhưng vẫn có thể sử dụng hệ thống của họ để publish blog.

KẾT LUẬN

Qua các phân tích về ưu điểm và nhược điểm ở trên, các bạn chắc đã chọn được cho mình loại platform nào mà bạn sẽ sử dụng.

Nếu như bạn muốn một blog chuyên nghiệp với đẩy đủ khả năng kiểm soát domain, hosting, rất nhiều các tính năng cộng thêm, tùy ý thay đổi giao diện và thiết kế,… thì bạn nên chọn Stand Alone Blog Platform.

Qua hơn 100 lần dùng thử nghiệm các lại stand alone blog platform và kinh nghiệm đúc rút được, mình khuyên bạn nên dùng stand alone blog platform của WordPress.org. Đây là sự lựa chọn tối ưu vì nó rất dễ cài đặt và sử dụng, rất nhiều theme và plugin được phát triển cho platform này. Có thể nói đây là loại platform có số lượng người dùng áp đảo hiện nay. Bạn có thể tham khảo bản sau:

 

Trong các bài viết tiếp theo, mình sẽ tiếp tục hướng dẫn cách lựa chọn hosting và các cài đặt. Như mình đã nói, các bạn nên sử dụng stand alone blog platform của WordPress.org, nên trong các phần tiếp theo các bạn có thể mặc định hiểu việc cài đặt và thiết lập là trên platform của WordPress.org.

Đây là phần 3 trong Loạt bài viết “Hướng dẫn tạo blog với tên miền riêng”.

0 comments:

Post a Comment