Chuyên mục được quan tâm nhất

Sao lưu và phục hồi dữ liệu cho blog WordPress

Có bao giờ bạn giám chắc chắn rằng cái webhost mà bạn đang sử dụng là tuyệt vời và không bao giờ có một sự cố nào không? Có bao giờ bạn giám chắc chắn rằng mọi dữ liệu trên blog của bạn luôn an toàn?

Câu trả lời chắc chắn là không. Máy móc càng hiện đại, càng tinh vi thì chỉ làm giảm những rủi ro có thể xảy ra chứ không thể chắc chắn rằng nó không bao giờ trục trặc. Không những thế, trong quá trình sử dụng đôi khi bạn còn chỉnh sửa, nâng cấp cho blog của mình, nếu chẳng may có sai sót gì đó xảy ra, dữ liệu của bạn sẽ bị hỏng và công sức của bạn sẽ tan thành mây khói. Không có gì là an toàn tuyệt đối. Chính vì thế, chúng ta luôn phải sao lưu các dữ liệu để phòng ngừa các bất trắc có thể xảy ra. Việc sao lưu dữ liệu không những để khắc phục những sự cố của webhost hay của chính chúng ta, mà nó còn có tác dụng khi bạn chuyển dữ liệu từ webhost này sang webhost khác.

Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ cùng các bạn nghiên cứu những cách thức sao lưu (backup) và phục hồi (restore) dữ liệu cho blog WordPress của mình.

Trong một blog, dữ liệu quan trọng nhất là các chuyên mục (categories), các bài viết (post), các trang viết (page), các ý kiến của người đọc (comment). Nếu bạn mất những dữ liệu này coi như bạn đã mất tất cả.

Đối với blog WordPress, có 2 cách chủ yếu mà bạn nên dùng để sao lưu và phục hồi dữ liệu là sử dụng chức năng Export và Import của chính WordPress hoặc sử dụng chức năng Export và Import của Phpmyadmin.

Sao lưu và phục hồi dữ liệu bằng WordPress


Đây là chức năng rất thuận lợi và dễ sử dụng của WordPress. File mà WordPress sẽ xuất và nhập sẽ ở dạng XML. Nó dễ dàng dùng để sử dụng ở các chương trình khác, tuy vậy lại có một nhược điểm là kích thước file khá lớn nếu so sánh với phương pháp sử dụng Phpmyadmin. Đôi khi file dữ liệu XML này vượt quá PHP memory limit mà webhost giới hạn làm cho bạn không thể import được.


  • Sao lưu




Rất đơn giản, hãy login vào Dashboard của WordPress, click vào Manage và tab Export. Sau đó chỉ cần click vào nút Download Export File và chờ cho WordPress xuất toàn bộ dữ liệu về các bài viết, các trang và các comment là bạn đã hoàn thành.

Cũng đơn giản không kém, bạn cũng vào phần Manage và chọn tab Import. Trong danh sách import dữ liệu từ các loại blog như: Blogger, Blogware, … hãy chọn WordPress.

Hãy chọn nơi mà bạn đã lưu file dữ liệu được sao lưu ở bước trước và click vào Upload file and import.

Hãy chờ cho WordPress làm nốt các công việc còn lại.

Sao lưu và phục hồi dữ liệu bằng Phpmyadmin


Đây là công việc có hơi phức tạp hơn một chút, nhưng nó lại có ưu điểm là file dữ liệu sẽ nhẹ hơn và bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa nội dung trong file này.

Để sao lưu hoặc phục hồi dữ liệu bằng cách này, bạn phải login vào hosting account của mình chứ không phải login vào WordPress.

Sau khi đã login vào hosting account, hãy chọn Phpmyadmin để tiến hành các bước tiếp theo.


  • Sao lưu




Sau khi đăng nhập vào Phpmyadmin, bạn sẽ thấy xuất hiện một menu ở khung bên phải của Phpmyadmin. Hãy chọn vào Database.

Bạn sẽ thấy danh sách các database hiện ra, hãy click chọn database mà bạn cần sao lưu. Nó sẽ hiện ra tất cả các bảng dữ liệu (table) mà bạn đang sử dụng cho blog WordPress. Hãy click vào nút Export ở trên cùng

Hãy làm theo các bước sau:



Sau khi click vào Go thì Phpmyadmin sẽ giúp sao lưu tất cả các dữ liệu hiện có trên blog của các bạn.

Lưu ý: Ở bước 1, bạn có thể lựa chọn một hoặc một số table mà bạn muốn xuất hoặc bạn có thể chọn file sao lưu ở các định dạng khác như XML, PDF, CSV,…. Nhưng tốt nhất nên chọn tất cả các table và SQL. Ở bước 4, bạn có thể chọn chế độ nén là Zip hoặc Gzip để file sao lưu có dụng lượng nhỏ hơn.


  • Phục hồi




Hãy chọn chức năng Import ở trên cùng, hộp thoại để bạn import dữ liệu sẽ hiện ra.

Hãy browse đến file SQL mà bạn đã sao lưu ở bước trước và click vào Go

Thế là xong, bạn đã phục hồi toàn bộ dữ liệu về trạng thái ban đầu.

Sao lưu dữ liệu là việc hết sức cần thiết và nên thường xuyên làm. Nếu như blog của các bạn có rất nhiều bài viết và comment thì bạn nên làm việc này hàng ngày để đảm bảo an toàn cho blog của mình.

0 comments:

Post a Comment