Chuyên mục được quan tâm nhất

Tránh những sai lầm từ sự thẳng thắn.

hẳng thắn với người khác đôi khi không mang đến kết quả như mong đợi. Và để có thể nghe được sự thật từ mọi người, chúng ta phải thể hiện thái độ thẳng thắn và cần tránh những sai lầm như thế nào?

Người ta tôn trọng sự thật, mặc dù có thể người ta không thích nghe. - Những lời chỉ trích thẳng thắn được trân trọng, vượt qua sự phản bội của những người bạn giả tạo (To earn the appreciation of honest crittics and endure the betrayal of false friends/Waldo Emerson) – Sự thẳng thắn trong công việc sẽ giúp nhân viên hiểu nhau hơn - (Hình minh họa)

Tất cả chúng ta đôi khi đều có thể mắc phải sai lầm là thiếu thành thật với bản thân mình. Nhưng khi chúng ta né sự thật, khi chúng ta đè nén cảm giác của mình hay che đậy nó thì vấn đề không hề mất đi. Thay vào đó, chúng bị tích tụ cho đến khi bùng nổ, và cuối cùng dẫn đến những hành xử thái quá. Tuy vậy, thẳng thắn với người khác đôi khi không mang đến kết quả như mong đợi. Sau đây là một số điều cần lưu ý:

Thứ nhất, phản ứng đầu tiên trước những phản hồi thẳng thắn có thể là đáp trả với thái độ “dội ngược”” (sự thẳng thắn để trả đũa nhiều hơn là xây dựng). Đúng hay không chưa biết, nhưng bạn đã phản đối sự đóng góp của họ và xua đuổi họ. Điều quan trọng là chúng ta phải nhận biết sự thật để từ đó có cơ hội thay đổi hành vi của mình nếu đang hành xử chưa đúng hoặc chưa hợp lý.

Thứ hai, một cách rất dỡ (nhưng thường xảy ra) là níu kéo chữ “nhưng…”. Không dám thẳng thắn là đặt dấu chấm hết cho thành công về lâu dài của chúng ta, những người tránh xa xung đột phá hỏng cả mối quan hệ và thành công của họ. Thẳng thắn đòi hỏi phải tham gia vào những tranh luận thật sự, căng thẳng và thể hiện quan tâm. (Những nhân viên tránh né sự thẳng thắn chân chính có thể bị tách biệt về mặt xã hội với những người chung quanh.

Thứ ba, đừng cố gắng giả làm một người nào không phải là mình. Nếu chúng ta thừa nhận mình còn nhiều thứ phải giải quyết, chúng ta tạo điều kiện dễ dàng cho người khác thẳng thắn với mình. Bạn cũng không yêu cầu cho lời khuyên chỉ với mục đích làm người khác căng thẳng, hay để “thử” họ. Bạn phải chắc chắn không nổi giận hay phòng thủ quá đáng. – Hãy nói với người kia thẳng thắn: “Tôi đang hy vọng nhận được phản hồi từ nhiều người mà tôi tôn trọng để biết những thứ mà tôi sẽ tập trung cải thiện. Tôi sẽ trân trọng những gì anh nói với tôi, đừng e ngại, hãy nói những gì anh nghĩ”.

Cuối cùng, nên nhớ rằng thẳng thắn không có nghĩa là chấp nhận tất cả mọi phê bình. Bản chất của phê bình vốn dĩ là phản hồi trung thực từ những người bạn tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của họ. Và dĩ nhiên, chính bạn mới là người quyết định sử dụng những ý kiến phản hồi này. Khi bạn không đồng ý với quan điểm của ai đó, bạn chỉ cần nói “cám ơn” hoặc “Tôi trân trọng những gì anh chia sẻ”. – Bạn không có gi để mất, bạn là người nắm quyền quyết định hoàn toàn.

Lý tưởng nhất là sự thẳng thắn phải hai chiều nhưng không nhất thiết đòi hỏi người kia phải quan tâm đến phản hồi trung thực của bạn. Đó là quyền chọn lựa của họ! Nếu bạn thật sự biết ơn vì những lời nhận xét của họ, họ cũng sẽ được đáp trả ngay lập tức bằn cảm giác tốt đẹp khi đã giúp đở bạn.

0 comments:

Post a Comment